Hồ sơ xin giấy phép xây dựng gồm những gì?

238 lượt xem
Đánh giá bài viết:
1 sao2 sao3 sao4 sao5 sao (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
[thong-tin-them]

HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG GỒM NHỮNG GÌ?

Trước khi tiến hành thi công nhà gia chủ cần phải xin được giấy phép xây dựng. Để có giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật. Vậy hồ sơ xin giấy phép xây dựng gồm những gì? Hãy cùng Lathaco tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng gồm những gì?

ho-so-xin-giay-phep-xay-dung-gom-nhung-gi-1.jpg

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng gồm những gì?

Theo điều  điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định hồ sơ đề nghị được chia làm 3 loại: 

  • Hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới
  • Hồ sơ xin giấy phép xây dựng khi di dời công trình 
  • Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa công trình.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới

ho-so-xin-phep-xay-dung-moi.jpg

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới

Tại điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới được chia thành hai trường hợp như sau:

 Đối với công trình không theo tuyến gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại mẫu số 01.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai

– Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có), báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng

– Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;

– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: 

  • Bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất
  • Bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình
  • Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình
  • Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

Đối với công trình theo tuyến bao gồm: 

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại mẫu số 01.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có)

– Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng

– Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;

– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng, gồm: 

  • Sơ đồ vị trí tuyến công trình
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình
  • Bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình
  • Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng
  • Các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình
  • Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

Đối với công trình tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo gồm các tài liệu như công trình không theo tuyến xây dựng mới như trên và văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc UBND cấp tỉnh.

Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và ý kiến của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc UBND cấp tỉnh (trường hợp pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có quy định)

– Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với các công trình tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng.

– Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo thuộc dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, ngoài các tài liệu như trên phải bổ sung văn bản về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm các tài liệu như hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho công trình không theo tuyến khi xây mới và văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng khi di dời công trình

ho-so-xin-phep-xay-dung-khi-di-doi-cong-trinh.jpg

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng khi di dời công trình

– Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình.

– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.

– Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính

– Bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.

– Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

– Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm: phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện,… và phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa công trình

ho-so-xin-phep-xay-dung-doi-voi-truong-hop-cai-tao-sua-chua-cong-trinh.jpg

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa công trình

Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP  quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01.

– Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.

– Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

– Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

2. Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất 2023

thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung-nha-o-moi-nhat-2023.jpg

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất 2023

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. 

Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu và trả kết quả

Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng)

Thời hạn giải quyết hồ sơ xin phép xây dựng nhà ở

Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp đến thời hạn nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Lệ phí cấp giấy phép do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu giữa các tỉnh, thành có sự khác nhau.

3. Dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại Lathaco

Trên đây là những thông tin mà Lathaco đã tổng hợp được giúp gia chủ giải đáp thắc mắc hồ sơ xin phép xây dựng gồm những gì? Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ gì hãy liên hệ Lathaco để được tư vấn chi tiết nhé.

Lathaco tự hào là một trong những đơn vị xây dựng tốt nhất tại Bình Dương. Với đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp gia chủ giải quyết hết những vấn đề liên quan đến pháp lý xây dựng. 

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ – XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI LẬP THẠCH PHÁT

– Hotline: 0971.067.047

– Email: tuanlap15kt16@gmail.com

– Địa chỉ: Số 607/8/1, Tổ 11, An Thuận, Phú An, Bến Cát, Bình Dương

– Website: www.lathaco.com

    Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


    Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




    Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


    Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, kích thước các cạnh. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *