CÁCH TÍNH VẬT LIỆU XÂY NHÀ CHÍNH XÁC, SÁT THỰC TẾ
Tính vật liệu xây nhà là một khâu rất quan trọng trong quá trình thiết kế và xây dựng tổ ấm của các gia đình. Bước tính toán này giúp gia chủ đảm bảo có thể hoàn thiện được một căn nhà như ý, tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, Lathaco sẽ hướng dẫn bạn cách tính vật liệu xây nhà chính xác, sát thực tế nhất nhé!
1. Tại sao phải biết cách tính vật liệu xây nhà?
Tại sao phải biết cách tính vật liệu xây nhà
Khi gia chủ biết cách tính chi phí vật liệu xây dựng nhà sẽ giúp cho bạn bạn được những lợi ích sau đây:
- Dự trù khối lượng vật liệu cần thiết để xây dựng nhà từ đó bạn có thể đặt mua vật liệu với số lượng vừa đủ tránh lãng phí vật liệu.
- Giúp bạn kiểm soát được chi phí xây dựng, dự trù tài chính phù hợp để xây dựng.
- Hiểu rõ về cách tính vật liệu xây nhà sẽ giúp gia chủ đảm bảo độ bền kết cấu của ngôi nhà đảm bảo chất lượng như tính thương hiệu của vật liệu…
- Tránh gây lãng phí, thất thoát được vật liệu xây dựng.
- Có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà.
Có thể thấy việc nắm rõ cách tính vật liệu xây nhà rất quan trọng và cần thiết. Nếu bạn không biết cách tính cũng như không có kiến thức về xây dựng sẽ khó biết được cần chuẩn bị những vật liệu gì thừa thiếu như thế nào.
2. Cách tính vật liệu xây nhà dựa trên diện tích chính xác, thực tế
Cách tính vật liệu xây nhà dựa trên diện tích chính xác, thực tế
Để có công thức tính vật liệu xây nhà với độ chính xác cao, đầu tiên bạn phải tra định mức nguyên vật liệu theo phương án xây dựng đã lựa chọn, sau đó nhân với diện tích thực tế của ngôi nhà sẽ biết được tổng khối lượng vật liệu cần dùng.
Diện tích nhà được tính theo công thức sau:
Tổng diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + các diện tích khác
Trong đó:
– Diện tích sàn sử dụng là diện tích sử dụng có mái tính 100% (bê tông cốt thép, ngói đóng trần, tôn, ngói dưới là sàn bê tông cốt thép – trên lợp mái, ô cầu thang, giếng trời… bất cứ chỗ nào lợp mái).
– Các diện tích khác được tính như sau:
Đối với móng, bể nước, bể phốt, dầm giằng và hố ga
- Móng đơn bằng 20 – 25% diện tích tầng trệt.
- Móng cọc tính 30 – 40% diện tích tầng trệt, hầm phân hố ga bê tông cốt thép.
- Móng cọc nền bê tông cốt thép và dầm giằng tính 50 – 70% diện tích tầng trệt.
- Móng bè, móng băng tính 40 – 60% diện tích tầng trệt.
Đối với tầng hầm
- Độ sâu từ 1 – 1.5m so với code đỉnh tính 150% diện tích.
- Độ sâu từ 1.5 – 2m so với code đỉnh tính 170% diện tích.
- Độ sâu lớn hơn 2m so với code đỉnh tính 200% diện tích.
Phần mái và sân thượng
- Sân thượng nếu có mái che tính 75% diện tích sàn.
- Sân thượng không có mái che tính 50% diện tích sàn.
- Sân thượng có dàn lam bê tông, trang trí tính 75% diện tích sàn.
- Sân thượng có giàn hoa, lát nền, xây tường bao cao 1m sẽ tùy vào độ phức tạp mà tính 75 – 100% diện tích sàn.
- Nếu lát nền, xây tường bao cao 1m tính 50% diện tích sàn.
- Phần có mái láng, chống thấm xây cao từ 20 – 30cm tính 15% diện tích sàn; mái chống nóng xây cao tính 30 – 50% diện tích sàn.
- Mái tôn nhà tầng tính 75% diện tích sàn.
- Mái ngói bên dưới có trần giả sẽ tính 100% diện tích sàn chéo theo mái, nếu mái đổ bê tông rồi lợp thêm ngói tính 150 – 175% diện tích sàn chéo theo mái, mái ngói trần thạch cao tính 125% diện tích sàn.
Đối với phần sân trước, sau và ô trống trong nhà
- Sân trước và sân sau tính 70% diện tích (Trong trường hợp sân trước và sân sau có diện tích lớn có thể xem xét lại hệ số tính).
- Ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích < 8m2 tính 100% diện tích.
- Ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích > 8m2 tính 50% diện tích.
- Khu vực cầu thang tính 100% diện tích.
Đối với một số diện tích thành phần khác
- Diện tích giếng trời tính 30 – 50% diện tích ô thang. Đối với các ô trống trong nhà, nếu có diện tích nhỏ hơn 8m2 tính 100% diện tích sàn, lớn hơn 8m2 tính 50% diện tích sàn.
- Diện tích bảng thang tính theo mặt bằng chiếu của bản thang.
- Diện tích của bể phốt, bể nước tính 75% diện tích một sàn theo đơn giá xây thô, hoặc theo diện tích phủ bì của bể.
3. Cách tính vật liệu xây dựng móng nhà thực tế
Cách tính vật liệu xây dựng móng nhà thực tế
Móng là bộ phận quan trọng nhất vì chịu toàn bộ khối lượng của ngôi nhà, do đó việc tính toán khi xây dựng phần móng sẽ phức tạp hơn. Cụ thể như sau:
- Móng băng 1 phương: 50% x diện tích lầu một x đơn giá phần thô.
- Móng băng 2 phương: 70% x diện tích lầu một x đơn giá phần thô.
- Móng cọc ép tải = [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [nhân công: 20.000.000đ] + [hệ số đài móng 0.2 x diện tích lầu một (+sân) x đơn giá phần thô].
- Móng cọc khoan nhồi = [450.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [hệ số đài móng 0.2 x diện tích lầu một (+sân) x đơn giá phần thô].
4. Cách tính vật liệu xây tường gạch nhà chính xác
Tường có 2 loại là tường 10 và tường 20. Ở miền Bắc, tường 10 có bề dày là 100mm, tường 20 là 220mm, tương ứng với gạch có kích thước 6.5×10.5x22cm. Ở miền Nam, tường 10 có bề dày là 100mm, tường 20 là 200mm, chủ yếu sử dụng gạch 4x8x19cm và 8x8x19cm.
Phần gạch xây tường có thể tính theo công thức: [(dài + rộng) x2] x chiều cao tường, sau đó trừ đi diện tích cửa đứng và cửa sổ, sẽ biết được số gạch cần sử dụng cho bức tường ấy. Tùy theo bề dày của tường, loại tường (tường cong, tường thẳng,…), loại gạch (gạch ống, gạch thẻ,…), kích thước viên gạch sẽ có định mức hao phí gạch cụ thể.
Định mức số lượng gạch ống cho m2:
Công tác xây | Đơn vị tính | Vật liệu sử dụng cho 1 đơn vị định mức | |||
Loại vật liệu | Quy cách
(cm) |
Đơn vị | Số lượng | ||
Xây tường bằng gạch ống độ dày 20cm | 1m2 xây | Gạch ống | 8 x 8 x 19 | viên | 58 |
Vữa | lít | 43 | |||
Xây tường bằng gạch ống độ dày 10cm | 1m2 xây | Gạch ống | 10 x 10 x 20 | viên | 46 |
Vữa | lít | 15 | |||
Xây tường bằng gạch ống độ dày 20cm | 1m2 xây | Gạch ống | 10 x 10 x 20 | viên | 90 |
Vữa | lít | 33 | |||
Xây tường bằng gạch ống độ dày >= 30cm | 1m2 xây | Gạch ống | 10 x 10 x 20 | viên | 443 |
Vữa | lít | 169 |
Lưu ý: Các thông số này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy theo tình trạng tường nhà mà số gạch có thể thay đổi, chẳng hạn xây nối tiếp tường cũ, gạch bị vỡ…
Công tác xây | Đơn vị tính | Vật liệu sử dụng cho 1 đơn vị định mức | |||
Loại vật liệu | Quy cách
(cm) |
Đơn vị | Số lượng | ||
Xây tường bằng gạch thẻ độ dày 10cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 5 x 10 x 20 | viên | 83 |
Vữa | lít | 23 | |||
Xây tường bằng gạch thẻ độ dày 20cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 5 x 10 x 20 | viên | 162 |
Vữa | lít | 45 | |||
Xây tường bằng gạch thẻ độ dày >= 30cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 5 x 10 x 20 | viên | 790 |
Vữa | lít | 242 | |||
Xây tường bằng gạch thẻ độ dày 10cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 4 x 8 x 19 | viên | 103 |
Vữa | lít | 20 | |||
Xây tường bằng gạch thẻ độ dày 20cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 4 x 8 x 19 | viên | 215 |
Vữa | lít | 65 | |||
Xây tường bằng gạch thẻ độ dày >= 30cm | 1m2 xây | Gạch thẻ | 4 x 8 x 19 | viên | 1.068 |
Vữa | lít | 347 |
Một số lưu ý khi dự trù số gạch xây nhà. Ngoài việc tính toán số lượng thì gạch cần được đảm bảo các tiêu chuẩn khác nhau trong quá trình xây dựng.
- Trước khi xây dựng: gạch phải được nhúng nước kỹ để ngậm no nước.
- Trung bình, mạch nằm dày 12mm, mạch đứng dày 10mm, giới hạn từ 7 – 15mm. Với loại gạch xây, mạch dày tối đa 12mm.
- Khi xây tường 220mm, hàng gạch dưới cùng cần phải quay ngang để phân bố lại mạch xây và chia đều tải trọng.
- Khi xây những chỗ hẹp nhỏ hơn quy cách viên gạch thì sử dụng gạch vỡ.
5. Kinh nghiệm chọn mua nguyên vật liệu xây dựng
Kinh nghiệm chọn mua nguyên vật liệu xây dựng
Khi hiểu rõ được cách tính vật liệu xây nhà thì gia chủ cần chú ý đến việc mua vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả cũng như mua được vật liệu xây dựng tốt. Dưới đây là một số kinh nghiệm của Lathaco đúc kết sau khi chọn mua nguyên vật liệu cho rất nhiều khách hàng.
Khảo sát giá vật liệu xây dựng
- Mỗi thời điểm trong năm, giá vật liệu xây dựng sẽ lên/ xuống khác nhau. Các cửa hàng bán vật liệu xây dựng cũng có giá bán khác biệt nha.
- Để mua được vật liệu xây dựng rẻ, chất lượng bạn hãy dành thời gian đi khảo sát giá trước khi quyết định chọn địa điểm cung cấp vật liệu cho ngôi nhà mình.
- Bạn có thể tham khảo bạn bè, người quen đã xây dựng trước đó hoặc nhờ sự tư vấn của kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng.
Chọn loại vật liệu xây dựng phù hợp
- Vật liệu xây dựng nhà có nhiều loại khác nhau bao gồm phần thô và phần hoàn thiện. Phần thô như cát, đá, xi măng… đây được xem là phần thô của ngôi nhà ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công trình xây dựng cũng như tính an toàn.
- Khi chọn vật liệu phần xây thô nên chú trọng vào chất lượng, không nên ham rẻ và tuân thủ đúng số lượng như yêu cần không nên cắt xén bớt vật liệu.
- Còn đối với phần hoàn thiện như sơn nước, tủ, cửa, gạch… tùy vào kinh phí của gia đình mà bạn có thể lựa chọn chất liệu phù hợp. Nếu như không có kinh phí nhiều nên chọn chất liệu tầm trung và ưu tiên nội thất chính trước.
Ưu tiên đơn vị cung cấp cát xây dựng gần địa điểm thi công
- Các vật liệu thường xuyên rơi vãi trong quá trình vận chuyển vì thế nên ưu tiên những đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng gần công trình để giảm tối đa khối lượng bị hụt trong quá trình vận chuyển.
- Mặt khác việc di chuyển gần sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trong quá trình thiếu hay như thế nào sẽ kịp thời tránh tình trạng dán đoạn.
Giám sát quá trình thi công xây dựng nhà để tránh tình trạng lãng phí vật liệu.
6. Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Lathaco
Trên đây là một số thông tin mà Lathaco đã tổng hợp về cách tính toán vật liệu xây dựng nhà ở. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn các nguyên vật liệu xây nhà. Nếu có thắc mắc gì cách tính vật liệu xây dựng đừng ngần ngại hãy liên hệ cho chúng tôi ngay để được giải đáp nhé!
Bên cạnh đó Lathaco cũng cung cấp dịch vụ xây dựng nhà trọn gói, đảm bảo mang đến cho khách hàng sự ưng ý nhất với đội ngũ nhân viên kỹ sư, kiến trúc sư giàu kinh nghiệm chuyên môn giỏi. Chúng tôi đã hoàn thành hơn 200 dự án nhà ở lớn nhỏ ở Bình Dương và các tỉnh lân cận vì vậy khách hãy yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ – XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI LẬP THẠCH PHÁT
– Hotline: 0971.067.047
– Email: tuanlap15kt16@gmail.com
– Địa chỉ: Số 607/8/1, Tổ 11, An Thuận, Phú An, Bến Cát, Bình Dương
– Website: www.lathaco.com