Quy trình xây nhà: 7 bước cơ bản cần nắm rõ trước khi xây nhà

189 lượt xem
Đánh giá bài viết:
1 sao2 sao3 sao4 sao5 sao (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
[thong-tin-them]

QUY TRÌNH XÂY NHÀ: 7 BƯỚC CƠ BẢN CẦN NẮM RÕ TRƯỚC KHI XÂY NHÀ

Xây nhà là một trong những việc hệ trọng của cả đời người, là nơi gắn bó với gia chủ dài lâu. Do vậy, bạn cần nắm rõ và tìm hiểu kỹ về các vấn đề liên quan để có được ngôi nhà ưng ý phù hợp với nhu cầu, mong muốn của các thành viên trong gia đình. Quy trình xây dựng nhà: 7 bước cơ bản cần nắm rõ trước khi xây nhà là gì? Hãy cùng Lathaco theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Quy trình xây nhà gồm những bước nào?

Ông bà ta thường có câu “An cư lạc nghiệp” để khẳng định sự quan trọng của ngôi nhà trong cuộc đời mỗi con người. Chính vì vậy nên gia chủ cần chuẩn bị kỹ tìm hiểu rõ quy trình xây dựng nhà gồm những gì? Trải qua bước nào? Và nên làm cái nào trước để không gặp phải những rắc rối không đáng có?

quy-trinh-xay-nha-gom-nhung-buoc-nao.jpg

Quy trình xây nhà gồm những bước nào?

Trước khi xây nhà, gia chủ cần nắm rõ các bước sau: Đầu tiên là lập kế hoạch xây nhà, tiếp là tìm hiểu về pháp lý và kiến thức xây dựng, rồi làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu xây dựng, xây dựng phần thô, xây dựng phần hoàn thiện và sắm sửa nội thất cuối cùng nghiệm thu nữa là hoàn thành. Cùng mình tìm hiểu chi tiết về những bước này ngay sau đây.

Bước 1: Lập kế hoạch xây nhà 

Lập kế hoạch xây nhà là bước đầu tiên cần phải chuẩn bị một cách kỹ càng trước khi thi công xây nhà. Bởi có kế hoạch rõ ràng thì gia chủ sẽ biết bản thân cần phải làm gì để công việc xây dựng tiếp theo diễn ra suôn sẻ. Kế hoạch xây nhà phải bao gồm các nội dung như:

  • Xác định mục đích xây nhà: Xây để ở lâu dài, bán hay xây để kinh doanh, cho thuê?
  • Chuẩn bị nơi ở tạm trong khi xây dựng ngôi nhà mới.
  • Xác định diện tích cùng quy mô xây dựng: Xây bao nhiêu m2, xây toàn diện tích hay chừa sân trước, sau, xây bao nhiêu tầng? Số lượng phòng ngủ là bao nhiêu? Phong cách kiến trúc là gì? Kiểu mái bằng, mái Nhật hay kiểu mái Thái?
  • Dự tính ngân sách: Ngân sách đang có là bao nhiêu? Ước tính chi phí xây dựng cơ bản, chi phí phát sinh, chi phí trang trí nội thất… Việc này vô cùng quan trọng, nên gia chủ cần phải xác định một cách rõ ràng trước khi bắt tay vào xây dựng.

Bước 2: Tìm hiểu về pháp lý và kiến thức xây dựng

Trước khi xây dựng nhà mới, gia chủ phải tìm hiểu những kiến thức cơ bản về xây nhà và hiểu biết các thủ tục pháp lý. Xây nhà cần phải được sự cho phép của cơ quan chức năng mới có thể tiến hành thi công. Để được phép xây dựng, gia chủ phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được cấp phép xây dựng.

tim-hieu-ve-phap-ly-va-kien-thuc-xay-dung.jpg

Tìm hiểu về pháp lý và kiến thức xây dựng

Các thủ tục hành chính, pháp lý để thực hiện việc xây dựng trên thực tế là khá phức tạp. Chủ nhà có thể nhờ một đơn vị chuyên trách thực hiện thiết kế xây dựng hợp pháp làm giúp cho đỡ phải mất công chờ đợi.

Lưu ý: Đối với nhà xây trên 3 tầng và diện tích xây dựng trên 300m2, thì gia chủ nên thuê đơn vị bên ngoài về khảo sát địa chất thông qua quy trình khoan thăm dò. Để lập ra một bộ hồ sơ khảo sát nền đất hiện trạng từ đó các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng tính toán chính xác được hệ khung kết cấu của căn nhà.

Với những kiến thức cơ bản về xây nhà, gia chủ có thể tìm hiểu trên Internet, hay thông qua người quen hoặc trực tiếp đến văn phòng của nhà thầu để nhờ kiến trúc sư tư vấn, giải đáp thắc mắc.

Bước 3: Làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu xây dựng

Kiến trúc sư sẽ lắng nghe những nhu cầu và thắc mắc của gia chủ để tư vấn chính xác nhất. Thông thường, các gia chủ đều quan tâm tới các nội dung như xin giấy phép xây dựng, bố trí mặt bằng phù hợp. Quy mô xây dựng, chi phí xây tổng thể, vật tư mà nhà thầu sử dụng và thời gian thi công ngôi nhà.

Kiến trúc sư sẽ giới thiệu một số kiểu nhà phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn tham khảo. Bạn nên chia sẻ với kiến trúc sư ý tưởng cùng mong muốn của mình một cách chi tiết nhất có thể. Từ đó, họ sẽ đưa ra cho bạn những ý kiến, phương án thiết kế tốt và phù hợp nhất với sở thích của bạn.

Sau khi làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát và đánh giá được độ uy tín của nhà thầu đó. Nhà thầu có đáp ứng đúng nhu cầu của mình không? Giá cả có hợp lý để từ đó quyết định có kí kết hợp đồng thiết kế và hợp đồng thi công trọn gói hay không?

Lưu ý: Hiện nay có nhiều công ty thiết kế sau khi ký hợp đồng với khách hàng xong, họ không trực tiếp thiết kế mà khoán lại (bán thầu thiết kế) cho một nhóm thiết kế nhỏ khác. Vì vậy chất lượng thiết kế kém, nhiều thiếu sót, không thực tế và khi đem ra thi công sẽ không hợp lý nhiều điều và việc đập đi để sửa lại là điều tất nhiên nên gia chủ cần xem xét kỹ nhà thầu.

Bước 4: Xây dựng phần thô

Móng là nơi chịu toàn bộ lực của ngôi nhà nên yêu cầu phải chắc chắn kiên cố để đảo bào nhà không bị sụt lún, nứt. Móng nhà có nhiều loại như: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… gia chủ nên cân nhắc với kiến trúc để lựa chọn loại móng thích hợp.

xay-dung-phan-tho.jpg

Xây dựng phần thô

Sau khi làm xong phần móng sẽ bắt đầu việc xây dựng phần khung nhà. Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường. Công việc này không đơn giản nhưng cũng chẳng phức tạp, chỉ cần lưu ý một số điểm chính như sau:

  • Việc đan thép: Phải đúng theo bản chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng loại và độ dài cấu kiện thép. Tránh dẫm lên thép để không làm xô lệch thép và làm giảm sức chịu tải.
  • Ghép cốp pha: Chọn gỗ cốp pha chất lượng, tránh loại gỗ kém chất lượng có thể bị bục vỡ khi đổ bê tông. Kết nối cốp pha chặt chẽ và gọn gàng.
  • Đổ đầm bê tông: Gia chủ có thể sử dụng máy trộn bê tông hoặc xe trộn bê tông, bơm bê tông bằng vòi bơm. Quá trình trộn cần lưu ý đúng tỷ lệ giữa cốt liệu và chất kết dính, sao cho hỗn hợp bê tông đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
  • Rút cốp pha: gia chủ cần lưu ý sao cho thời gian ngưng kết của bê tông phải đủ ngày, không nên vì tiến độ gấp gáp mà rút cốp pha sớm, gây ra nhiều tai nạn sập bê tông đáng tiếc.
  • Việc xây tường: cần lưu ý xây làm sao cho thẳng, mạch đều. Trong quá trình xây cần liên tục kiểm tra độ thẳng bằng quả dọi.

Bước 5: Xây dựng phần hoàn thiện

Sau khi xây xong phần thô, là coi như đã đi được 70% cuộc hành trình. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ. Các hạng mục chính ở gia đoạn này là: ốp lát gạch, đá; thi công trần; sơn nhà; lắp đặt cửa sổ, cửa đi, cửa chính; hệ thống điện nước, chống sét,…

xay-dung-phan-hoan-thien.jpg

 Xây dựng phần hoàn thiện

Kiến trúc bên ngoài cũng chính là bộ mặt của cả ngôi nhà. Do đó ngôi nhà cần hài hòa các yếu tố như mái nhà, sơn tường, kiến trúc và tránh sự đối chọi quá “gắt” làm mất đi vẻ đẹp của ngôi nhà. Lúc này, gia chủ cố gắng giữ nguyên thiết kế đã thống nhất với kiến trúc sư để nó giống với bản thiết kê 3D cuối cùng.

Lưu ý: Khi lắp điện nước gia chủ nhớ phải được thực hiện song song trong quá trình thi công phần thô và phần hoàn thiện. Hiện nay đa phần điện nước được lắp đặt âm tường, vì vậy bạn nên chọn những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín để sử dụng, không nên chọn các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.

Bước 6: Sắm sửa nội thất

Nội thất là phần không thể thiếu bên trong mỗi ngôi nhà làm tăng tính thẩm mỹ nên gia chủ cần phải bố trí sắp xếp một cách hợp lý, khoa học. Một số xu hướng thiết kế nội thất nhà ở được ưa chuộng hiện nay gia chủ tham khảo thử nhé:

sam-sua-noi-that.jpg

Sắm sửa nội thất

  • Xu hướng hiện đại: Thường đơn giản, ít cầu kỳ, hạn chế trang trí nhiều đồ hay sử dụng nhiều màu sắc, chỉ dùng 3 màu chính (màu nền, màu chủ đạo và màu nhấn). Đặc biệt chú trọng đến không gian, hình khối của căn nhà.
  • Xu hướng cổ điển: Các thiết kế thường cầu kỳ, tỉ mỉ, sang trọng, thể hiện gu thẩm mỹ, sự giàu sang, quý phái của gia chủ. Kiểu thiết kế này đề cao hình thức, rất chú trọng đến vật liệu tự nhiên như gỗ, tre. Xu hướng này thường sử dụng màu sắc tương phản nhau, trong nhà thường treo tranh nghệ thuật cổ điển.
  • Xu hướng tân cổ điển: Các thiết kế thường mộc mạc, gần gũi, trật tự, đơn giản, không rườm rà. Những màu sắc nhẹ nhàng như trắng, kem, xám, xanh nhạt được ứng dụng phổ biến. Bàn ghế thường sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ.

Bước 7: Nghiệm thu công trình

Đây là việc cuối cùng cần kiểm tra để công trình có thể đi vào sử dụng và hoàn công nhà. Trước khi bàn giao, chủ nhà nên cùng giám sát và chủ thầu kiểm tra đối chiếu lại cùng bản vẽ và những nội dung phát sinh thật chi tiết. Xem từng hạng mục thi công đã đúng thiết kế chưa.

Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc, từng bộ phận, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật. Gia chủ hãy căn cứ vào thỏa thuận và hợp đồng của các bên để tiến hành nghiệm thu một cách cẩn trọng và chi tiết các hạng mục thi công, từ bê tông, xây tô, hệ thống kỹ thuật, hoàn thiện, xem đúng yêu cầu thực tế hay không và được tiến hành bởi chủ nhà, đơn vị giám sát, đơn vị thi công hay không.

Cuối cùng là thủ tục hoàn công hay thủ tục hoàn tất thi công là một phần quan trọng nhất để có sổ hồng. Hồ sơ hoàn công sẽ được làm theo quy định và nộp tại cơ quan thẩm quyền.

2. Cần lưu ý những gì trong quy trình xây dựng nhà 

Một số lưu ý gia chủ cần tìm hiểu trước khi xây dựng nhà. Chẳng hạn như: số lượng phòng, diện tích và vị trí các phòng, phong cách và vật dụng trang trí nội thất, không gian dự trữ, phòng thờ, phòng kho, sân phơi, bồn chứa nước.

  • Ngoài ra ra lưu ý về những thay đổi trong tương lai, ví dụ như gia đình có thêm người, cần thêm phòng ở.
  • Nên tham khảo tất cả các thành viên trong gia đình trước khi thông qua kế hoạch lần cuối.
  • Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tất cả các thông tin được đề cập ở trên để sau này dễ làm việc với kiến trúc sư.

Để có được ngôi nhà đẹp, ưng ý gia chủ cần bỏ ra thời gian, tiền bạc và công sức chuẩn bị chu đáo trước và trong quá trình xây nhà. Nhất là tìm được một đơn vị nhà thầu uy tín chất lượng.

3. Công ty thiết kế và xây dựng nhà trọn gói tại Bình Dương Lathaco

Việc lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công nhà vô cùng quan trọng. Yêu cầu đơn vị phải uy tín, lâu năm có kinh nghiệm vững vàng để giúp gia chủ xây dựng ngôi nhà chất lượng. Chính vì hiểu được tâm lý đó của khách hàng nên Lathaco luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu trong suốt hơn 7 năm trong ngành.

Với nhiều dự án lớn nhỏ được đội ngũ nhân viên kiến trúc sư, kỹ sư của Lathaco hoàn thành. Lathaco tự hào mang lại cho nhiều gia chủ những công trình xây dựng chất lượng, những thiết kế biệt thự sở hữu không gian sống đầy tiện nghi theo sở thích riêng của từng gia chủ.

Nhanh tay liên hệ ngay với Lathaco để được tư vấn thiết kế và thi công xây dựng một cách nhanh nhất, anh/chị và các bạn có thể liên hệ:

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ – XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI LẬP THẠCH PHÁT

  • Hotline: 0971.067.047
  • Email: tuanlap15kt16@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 607/8/1, Tổ 11, An Thuận, Phú An, Bến Cát, Bình Dương
  • Website: www.lathaco.com

Thẻ tìm kiếm:

    Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí


    Quý khách hàng có thể gửi yêu cầu để chúng tôi tư vấn miễn phí tại đây. Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi tới các chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, SĐT hoặc địa chỉ liên hệ. Xin cảm ơn!




    Lưu ý: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn.


    Gợi ý viết yêu cầu: Địa chỉ khu đất, diện tích đất, kích thước các cạnh. Loại hình bạn lựa chọn (biệt thự, nhà phố …) Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến ...

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *