CÁC NGHI LỄ CÚNG KHI XÂY NHÀ GIA CHỦ CẦN BIẾT
Khi khởi công xây dựng nhà có khá nhiều nghi lễ cúng gia chủ cần phải thực hiện. Mỗi nghi lễ sẽ được tổ chức ở những giai đoạn làm nhà khác nhau. Nhưng mục đích chung là để cầu mong mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, gặp nhiều may mắn. Vậy có các nghi lễ cúng khi xây nhà nào gia chủ cần biết, thực hiện? Hãy cùng Lathaco tham khảo bài viết sau để có câu trả lời nhé!
1. Các nghi lễ cúng khi xây nhà
Việc tiến hành nghi lễ trước và trong xây nhà còn tùy thuộc vào phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống của tùy từng gia chủ hay địa phương đó,… Dưới đây là một số nghi lễ cơ bản nhất khi xây nhà gia chủ hãy cùng theo dõi nhé!
Nghi lễ cúng động thổ xây nhà
Nghi lễ cúng động thổ xây nhà
Đây là nghi lễ đầu tiên khi bắt đầu tiến hành việc xây dựng nhà ở, trước khi cất móng xây nhà. Lễ cúng thổ công là một nghi lễ rất đặc biệt, đây được coi như sự báo cáo về quá trình khởi công một ngôi nhà, cầu cho mọi việc đều thuận lợi, không để xảy ra sai sót nào và mong sự phù hộ, độ trì của vị quan thổ công. Tín ngưỡng này đã theo người Việt ta qua nhiều thế hệ và trở thành nét đẹp tinh thần đặc trưng của dân tộc ta, với nhiễu ý nghĩa đặc biệt là cầu mong sự bình an, thoải mái và mọi điều tốt lành.
Trước đây, theo thủ tục động thổ cũ thì chỉ cần cúng tam sinh là được. Tuy nhiên, ngày nay, mâm cúng lễ động thổ có phần khác biệt, lễ vật được chuẩn bị nhiều và tươm tất hơn. Thông thường, trong mâm lễ cúng động thổ sẽ có các lễ vật cần thiết là: Gà luộc nguyên con, đĩa xôi và hương hoa. Tùy từng gia đình cũng như văn hóa vùng miền mà có thể chuẩn bị thêm các lễ vật khác.
Khi làm lễ động thổ, gia chủ phải mặc quần áo lịch sự, chỉnh tề, tươm tất. Đầu tiên gia chủ sẽ thắp đèn nhang rồi vái 4 phương, 8 hướng sau đó mới quay lại trước mâm lễ cúng để khấn.
Chờ tới khi hương gần tàn thì gia chủ có thể đem tiền vàng, giấy bạc đi hóa. Muối gạo thì rải chung quanh. Riêng 3 hũ muối – gạo – nước thì giữ lại, cất kỹ để sau này khi nhập trạch đặt ở nơi thờ Táo Quân trong bếp. Sau khi tổ chức xong lễ cúng động thổ, gia chủ sẽ là người cầm cuốc, cuốc nhát đầu tiên ở khu vực đất động thổ, sau đó các thợ mới bắt đầu thực hiện đào móng.
Nghi lễ cúng cất nóc
Nghi lễ cúng cất nóc
Đây là một trong nghi thức được thực hiện khi gia chủ xây ngôi nhà đến nóc và chuẩn bị bắc nóc nhà. Theo như các cụ ngày xưa khi xây nhà mái ngói thì nghi thức bắc nóc này rất quan trọng. Điều này ví như ngôi nhà phải có trụ cột và có chỗ dựa che chắn nắng mưa vững chắc.
Nghi thức bắc nóc nhà chuẩn bị với lễ vật đơn giản: ván xôi con gà, hoa quả và một vài lễ vật khác. Cũng như nghi thức khai móng thì nghi thức bắc nóc được thực hiện vào sáng sớm và gia chủ thành tâm sửa soạn lễ vật cúng biến bảo các vị thần linh và thổ công về tiến độ của mình.
Lúc này gia chủ sẽ thành tâm cầu xin các vị thần linh ban phước lành để xây nhà diễn ra theo đúng tiến độ và không gặp xui xẻo, kém may mắn. Lễ cúng bắc nóc cũng sẽ được chọn vào cung giờ hoàng đạo thực hiện và được gia chủ sửa soạn tươm tất, chu đáo đảm bảo đầy đủ các nghi thức theo đúng văn hóa tâm linh của người Việt.
Nghi lễ nhập trạch
Nghi lễ nhập trạch
Nhập trạch hay còn được gọi là lễ dọn vào nhà mới. Làm lễ này để báo cáo việc ngôi nhà đã được làm xong và cảm ơn thần linh đã phù hộ trong suốt quá trình làm nhà. Đây được xem là nghi thức quan trọng từ xưa đến nay, mỗi gia đình nào khi chuyển vào nhà mới đều phải thực hiện nghi lễ này.
Đối với lễ nhập trạch gia chủ cần thực hiện một cách bài bản, mâm cúng thường phải có ban phần là hoa quả, hương hoa và mâm thức ăn. Sau khi chuẩn bị đủ lễ gia chủ sẽ chuẩn bị quần áo chỉnh tề đọc văn khấn, như là nghi thức thưa với thần linh về cai quản mảnh đất và ngôi nhà, che chở cho gia đình bạn luôn được may mắn, khỏe mạnh và thịnh vượng.
Lễ mừng tân gia
Lễ mừng tân gia
Đây được coi là hình thức thông báo với người thân về việc gia quyến chuyển vào nhà mới, mở tiệc thiết đãi mọi người cùng chung vui. Lễ vật chuẩn bị nghi thức nhập trạch sẽ giống như nghi thức khởi công xây nhà. Các thủ tục và hành lễ giống tương tự như vậy.
Trong nghi thức cúng lễ nhập trạch để gia đình sau khi chuyển về nhà mới được may mắn, sum vầy và gia đình yên ấm, hạnh phúc cần phải lấy chậu than hồng được đặt trước cửa. Các thành viên trong gia đình sẽ lần lượt bước qua rồi mới vào nhà. Điều này có ngụ ý là loại bỏ tà ma, tà khí và tất cả điềm không may mắn, điểm xui ra khỏi để bước vào ngôi nhà với điềm may mắn và tốt lành.
Lễ tân gia có thể chuẩn bị mâm cúng tùy tấm lòng của người chủ và đọc văn khấn cầu bình an sau này. Sau khi thực hiện xong lễ tân gia, các nghi lễ khi xây nhà coi như đã hoàn tất, gia chủ có thể an tâm an cư lập nghiệp.
2. Những lưu ý khi thực hiện các nghi lễ cúng xây nhà
Khi tổ chức các nghi lễ trong xây dựng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi thực hiện bất cứ nghi lễ làm nhà nào cũng cần phải chọn ngày lành tháng tốt. Bạn tuyệt đối không được làm lễ vào ngày xấu để tránh rước họa vào thân.
- Nên thực hiện các nghi lễ này vào ban ngày, trời sáng. Buổi tối thường sẽ có rất nhiều thế lực tâm linh hoạt động nên sẽ quấy nhiễu tới công việc của bạn.
- Bạn không nên để phụ nữ có thai tham gia vào quá trình cúng lễ. Năng lượng của bà bầu và các nghi lễ xây nhà sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhau.
- Về lễ nhập trạch, người tuổi Dần không nên tham gia bởi để tránh “rước hổ vào nhà”. Vì thế, để việc xây nhà bình an và êm ấm nên hạn chế để người tuổi dần tham gia nhập trạch.
Trên đây là toàn bộ các nghi lễ khi xây nhà gia chủ cần phải biết, nắm được và thực hiện một cách chính xác để giúp cho gia đình lộc phát, tài vận vào nhà, mọi chuyện đều hanh thông. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu gia chủ cần tư vấn thiết kế và thi công thì đừng ngần ngại. Hãy liên hệ nhanh với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ – XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI LẬP THẠCH PHÁT
- Hotline: 0971.067.047
- Email: tuanlap15kt16@gmail.com
- Địa chỉ: Số 607/8/1, Tổ 11, An Thuận, Phú An, Bến Cát, Bình Dương
- Website: www.lathaco.com